Hoàng Thành Thăng Long, tìm về cột mốc lịch sử vàng son

Sáng 2/11, trong tiết trời thu Hà Nội, lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dâng hương tưởng nhớ; cẩn cáo trước anh linh các vị tiên đế, hiền tài có công với nước tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).

 

Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dâng hương tưởng nhớ các vị tiên đế tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dâng hương tưởng nhớ các vị tiên đế tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Kinh thành ngàn năm

Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 10 của Việt Nam và thứ 900 của thế giới. Các giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO ghi nhận ở chiều dài lịch sử, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú đã đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành niềm tự hào của mọi người dân đất Việt.

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 03 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sinh hoạt chính trị và tham quan tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long

Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sinh hoạt chính trị và tham quan tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long

Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây, đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay.
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội còn là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá hơn ngàn năm qua.

Ngoài ra, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới.

Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long

Các điểm tham quan tại Hoàng thành Thăng Long

Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu

Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu được phát hiện trong một đợt khai quật quy mô lớn năm 2002. Điểm đặc biệt của công trình chính là bao gồm các kiến trúc và di tích cổ đại của từng thời kỳ xếp chồng lên nhau khá liên tục: Đại La, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Nguyễn. Đây được xem là một trong những khu khảo cổ hiếm hoi vẫn bảo toàn được các tầng di tích một cách xuyên suốt như vậy.

Nhà D67

Nhà D67 có tuổi đời trẻ nhất so với các di tích khác tại Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng vào năm 1967. Đây từng là một khu quân sự thu nhỏ, là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Đến đây tham quan, bạn sẽ được thấy tận mắt những vật dụng gắn liền với những sự kiện, dấu mốc lịch sử quan trọng như bản đồ, điện thoại, bàn ghế… được bảo tồn đến ngày nay khiến chúng ta nhớ đến thời kỳ đã đi qua đầy hào hùng của dân tộc.

Các học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghe hướng dẫn viên giới thiệu về phòng họp Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương

Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong di tích Nhà D67

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đại Hà Nội được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Gia Long. Cột cờ cao 60m, gồm có 3 phần chính: chân đế, thân cột cao hơn 18m và vọng canh. Cột cờ Hà Nội với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió là biểu tượng cho lịch sử thủ đô nghìn năm văn hiến cũng như niềm tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.

Đoan Môn

Đoan Môn – một cổng thành vô cùng vững chãi, kiên cố bởi có vị trí vô cùng quan trọng, là cánh cổng cuối cùng dẫn thẳng vào khu vực Tử Cấm Thành. Hiện nay khu vực này luôn là địa điểm check in không thể bỏ qua của du khách khi đến Hoàng thành Thăng Long.

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên nằm ở vị trí trung tâm và là một trong những công trình quan trọng nhất của Hoàng thành Thăng Long. Tuy công trình đã bị tàn phá, hư hại nhiều, còn sót lại rất ít nhưng nền điện và hai đôi rồng chầu tinh xảo đã phần nào thể hiện được sự uy nghiêm, tráng lệ của điện Kính Thiên khi xưa.

Hậu Lâu

Hậu Lâu hay còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu là một tòa lầu nằm phía sau điện Kính Thiên. Theo tương truyền đây là nơi mà các cung tần trong đoàn tùy tùng của vua ngày xưa nghỉ ngơi. Hiện nay, Hậu Lâu là nơi trưng bày một vài hiện vật khảo cổ cũng như hình ảnh Hà Nội qua một số thời kỳ lịch sử.

Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long đã ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi các triều đại kế tiếp nhau mở mang nghiệp nước, xây dựng và bảo vệ non sông lưu truyền đến thời đại Hồ Chí Minh ngày nay. Hiện nay Khu di tích luôn nỗ lực hết mình để gìn giữ những giá trị quý báu của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long; tích cực đổi mới, sáng tạo góp phần giáo dục các thế hệ con cháu về những giá trị nhân văn, giá trị đạo đức sâu sắc, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và của Thăng Long – Hà Nội để góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước xứng đáng với các vị tiền nhân.

Qua buổi sinh hoạt chính trị và tham quan, các thành viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nguyện quyết tâm phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến, anh hùng của Thăng Long – Hà Nội, những giá trị di sản quý báu của dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định vì nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nguồn: Hoàng Thành Thăng Long, tìm về cột mốc lịch sử vàng son

Ngọc Anh

Chia sẻ trên Facebook
Chia sẻ trên Twitter
Email
Print

Bài viết liên quan