Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, 17 tháng 11 năm 2020 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Dưới đây là một số tình huống hỏi, đáp pháp luật liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường2020:
Tình huống 1.
Hoạt động bảo vệ môi trường là gì? Pháp luật quy định như thế nào về khái niệm quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia?
Trả lời:
Khoản 2, 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.
Tình huống 2.
Pháp luật quy định như thế nào về Nguyên tắc bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suythoáimôi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội;thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường;gây ô nhiễm, sự cố và suythoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu
Tình huống 3.
Các chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Điều 5, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chính sách về bảo vệ môi trường bao gồm các chính sách sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường;ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trườngtheo quy định của pháp luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Tình huống 4.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường là gì?
Trả lời:
Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường gồm các hành vi sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật vềbảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thựchiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- 6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ,tái chế.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt độngphòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin,gian dốitrong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tình huống 5.
Việc bảo vệ môi trường nước biển được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 11, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
- Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu,kiểm soát chặt chẽ,xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải đượcđánh giá, xác định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Hoạt độngkhai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế – xã hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
- Việc bảo vệ môi trường nướcbiển phải tuân thủ quy định củaLuật này, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tình huống 6.
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt là gì? Trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương đối với việc bảo vệ môi trường nước mặt?
Trả lời:
Điều 8, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:
- a) Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;
- b) Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;
- c) Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;
- d) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;
đ) Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
- a) Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt;
- b) Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường;
- c) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh.
- Ủy ban nhân dâncấp tỉnhcó trách nhiệm sau đây:
- a) Xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn; xác định khu vực sinh thủy;
- b) Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định;
- c) Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
- d) Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải;
đ) Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.
Tình huống 7
Pháp luật quy định như thế nào về việc bảo vệ môi trường nước dưới đất?
Trả lời:
Điều 10, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số môi trường vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.
- Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
- Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.
- Cơ sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
- Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tình huống 8.
Cơ sở gia công các sản phẩm nhựa do ông K làm chủ, cơ sở không sử dụng bất kỳ phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường. Hằng ngày tiếng ồn từ máy xay nhựa, máy ép, máy dập với âm thanh rất lớn, bụi nhựa bay ra không khí, làm ảnh hưởng tới đời sống của các hộ gia đình trong khu vực. Đề nghị cho biết, pháp luật quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm bảo vệ môi trường như thế nào?
Trả lời:
Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
- a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngàyLuật Bảo vệ môi trườngcó hiệu lực thi hành;
- b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 củaLuật Bảo vệ môi trường;
- c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định củaLuật Bảo vệ môi trường;
- d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;
đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 củaLuật Bảo vệ môi trườngphải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;
- g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định củaLuật Bảo vệ môi trường.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
- a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;
- b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
- c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;
- d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;
đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tình huống 9:
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại làng nghề như nghề đúc đồng, nghề gỗ, nghề rèn, nghề cơ khí, nghề làm nước mắm ruốc. Xin cho biết, pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của làng nghề trong bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Khoản 1, 2, 3 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bảo vệ môi trường làng nghề như sau:
- Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:
- a) Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;
- b) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- c) Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
- Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2nêu trênvà tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tình huống 10.
Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của UBND các cấp trong việc bảo vệ môi trường cho làng nghề:
Trả lời:
Khoản 4, 5, 6 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
- b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
- a) Tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
- b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn chi sự nghiệp môi trường và khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;
- b) Bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
- c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn;
- d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;
đ) Có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.
Tình huống 11.
Công ty môi trường và đô thị A đã có biển cấm đổ rác nhưng một số người dân vẫn vứt rác thải xuống dọc đường dân sinh cạnh vườn hoa dưới chân cầu LQ gây mất mĩ quan, ảnh hưởng môi trường. Vậy pháp luật có quy định về việc bảo vệ môi trường nơi công cộng như thế nào? Mức phạt đối với người vứt rác không đúng địa điểm quy định?
Trả lời:
Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
– Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
– Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
+ Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
+ Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
+ Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi đổ rác thải xây dựng của một số người dân thiếu ý thức như trong tình huống nêu trên là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hành vi vứt rác thải xuống dọc đường dân sinh, cạnh vườn hoa như tình huống nêu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm Điểm a Khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó quy định mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.
Tình huống 12.
Pháp luật có quy định chung gì về việc bảo vệ môi trường không khí?
Trả lời:
Điều 12, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soáttheo quy định của pháp luật.
Tình huống 13
Pháp luật quy định như thế nào về kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí? Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí?
Khoản 1, 2 Điều 13, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- 1.Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khíphải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.
- Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
Tình huống 14.
Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là gì? Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 3, 4 Điều 13, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm:
- a) Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;
- b) Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;
- c) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
- d) Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh;
đ) Tổ chức thực hiện.
- Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:
- a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
- b) Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
- c) Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
- d) Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
đ) Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
- e) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
- g) Tổ chức thực hiện.
Tình huống 15.
Trách nhiệm của UBND tỉnh trong thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí?
Theo khoản 3, Điều 14, Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- a) Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
- b) Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;
- c) Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
Tình huống 16.
Tôi là giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Hoàng Minh, tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật thì những đối tượng nào phải thực hiện đăng ký môi trường?
Trả lời:
Tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:
- a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
- b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b nêu trên được miễn đăng ký môi trường, bao gồm:
– Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
– Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
– Đối tượng khác.
Tình huống 17.
Gần khu tôi ở có 1 nghĩa trang được quy hoạch bài bản, sắp có có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc, an táng và đặc biệt là dịch vụ hỏa táng. Tôi và người dân quang khu vực rất lo lắng sẽ bị ảnh hưởng đến môi trường, nhất là nguồn nước. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng?
Trả lời:
Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng quy định:
- Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.
- Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.
Tình huống 18:
Anh con bác tôi có thuê quyền sử dụng mặt nước 400 m2 để thả cá. Hộ chăn nuôi trang trại H nuôi lợn công nghiệp đã xả chất thải và phân lợn chưa qua xử lý xuống ao nuôi cá của anh họ tôi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm cá chết hàng loạt. Tôi muốn hỏi pháp luật có quy định như thế nào về việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
– Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
– Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.
– Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tình huống 19.
Hiện nay, việc nhập khẩu phế liệu đang dần được quan tâm ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động là nhiều doanh nghiệp lại lợi dụng việc này mà nhập khẩu những phế liệu, rác thải không giấy phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào nước ta. Vậy đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Trả lời:
Vấn đề bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu được quy định tại Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo đó, quy định:
- Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
- a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
- b) Có giấy phép môi trường;
- c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
- d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tình huống 20.
Pháp luật quy định như thế nào về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế?
Trả lời:
Khoản 1, 2 Điều 62, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
- Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
- a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;
- b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;
- c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trườngtrong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
- d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;
đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
- e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.
- Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Tình huống 21.
Việc kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người phải được quản lý như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 3, Điều 62, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định thì chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:
- a)Nhận diện, đánh giá,cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;
- b) Kiểmsoát và xử lý từnguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;
- c)Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
- Bộ trưởng Bộ Y tếquy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; xác định, đánh giá, cảnh báo, theo dõi và phát hiện triệu chứng, nguyên nhân của bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến các chất ô nhiễm; xác định và công bố về giới hạn của các chất ô nhiễm trong cơ thể con người có nguy cơ tác động đến sức khỏe con người; quản lý, thống kê, chia sẻ, công bố thông tin về các vấn đề bệnh tật liên quan đến các chất ô nhiễm; đánh giá chi phí và thiệt hại kinh tế do bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm môi trường; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai biện pháp giám sát, dự phòng bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe con người do các chất ô nhiễm gây ra; quản lý, chia sẻ, trao đổi, công bố thông tin về các chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người.
- 6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định vềviệcthu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với điều kiện của địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện quản lý các chất ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn.
Tình huống 22.
Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng môi trường đất? Trách nhiệm của UBND tỉnh trong việc bảo vệ môi trường đất được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 17, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
- Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được theo dõi và giám sát.
- Khu vực ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
- Vùng đất bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Theo khoản 3, Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì UBND tỉnh có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất như sau:
- a) Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;
- b) Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này;
- c) Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
- d) Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định.
Tình huống 23.
Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 18, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất được quy định như sau:
- Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
- Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.
- Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
- Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Tình huống 24.
Di sản thiên nhiên là gì? Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác căn cứ vào các tiêu chí nào?
Trả lời:
Điều 20, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Di sản thiên nhiên bao gồm:
- a)Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lậptheo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá;
- b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
- c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.
- Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
- a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
- b) Có giá trịđiển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
- c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
- d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
- Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Tình huống 25.
Hãy cho biết Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là gì? Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia? Nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 22, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
- Nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm:
- a) Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu;
- b) Các nhiệm vụ;
- c) Các giải pháp thực hiện;
- d) Chương trình, đề án, dự án trọng điểm;
đ) Kế hoạch, nguồn lực thực hiện.
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
Điều 23, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
- a) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;
- b) Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
- Nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, thời kỳ Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
- Chính phủ quy địnhviệc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Tình huống 26.
Đánh giá tác động môi trường là gì? Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Trả lời:
Theo khoản 7, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020: Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Khoản 1, Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
- e)Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
- g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự ánđầu tưđến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
- i) Kết quả tham vấn;
- k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
Tình huống 27.
Xin cho biết đối tượng được tham vấn trong đánh giá tác động môi trường là những đối tượng nào? Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Khoản 1,2, 3 Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Đối tượng được tham vấn bao gồm:
- a) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự ánđầu tư;
- b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự ánđầu tư.
- Trách nhiệm thực hiện tham vấn được quy định như sau:
- a) Chủ dự ánđầu tưphải thực hiện tham vấn đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường;
- b) Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời chủ dự ánđầu tưbằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định; trường hợp hết thời hạn quy định mà không có văn bản trả lời thì được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
- Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- a) Vị trí thực hiện dự án đầu tư;
- b) Tác động môi trường của dự án đầu tư;
- c) Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
- d) Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
đ) Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
Tình huống 28.
Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những loại giấy tờ gì? việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như thế nào?
Khoản 1,2,3,4,5,6 Điều 34, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- a) Vănbản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự ánđầu tư.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ dự ánđầu tưđược trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
- a) Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đến từng thành viên hội đồng;
- b) Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự ánđầu tưvà có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương;
- c) Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự ánđầu tưkhông được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó;
- d)Trường hợp dự ánđầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thì hội đồng thẩm định phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó; cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi phê duyệt kết quả thẩm định.
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;
- e) Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự ánđầu tưđể thực hiện.
- Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- a) Không quá 45 ngày đối với dự ánđầu tưnhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- b) Không quá 30 ngày đối với dự ánđầu tưnhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này;
- c) Trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự ánđầu tưvề kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 9 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định;
- d) Thời hạn thẩm định quy định tại điểm a và điểm b khoản này có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tình huống 29.
Báo cáo thẩm định đánh giá tác động môi trường gồm những nội dung gì?
Khoản 7, Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- a) Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- b) Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- c) Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tưcó khả năng tác động xấu đến môi trường;
- d) Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
đ) Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
- e) Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện phápbảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự ánđầu tư;
- g) Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
Tình huống 30.
Quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Trả lời:
Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án đầu tưvà báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phù hợp với nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự ánđầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
- Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự ánđầu tư trước khi vận hành, trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây:
- a) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
- b) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- c) Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này; tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).
- Công khaibáo cáo đánh giá tác động môi trườngđã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tình huống 31.
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Trả lời:
Theo Điều 38, Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
Tình huống 32
Xin cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành về môi trường thì những đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Trả lời:
Theo Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường thì các đối tượng sau phải có giấy phép môi trường:
- Dự án đầu tưnhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư,cơsở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấptheo quy định của pháp luật về đầu tư côngđược miễn giấy phép môi trường.
Tình huống 33
Đề nghị cho biết Giấy phép môi trường là gì? Nội dung Giấy phép môi trường? Nội dung cấp phép môi trường?
Trả lời:
Khoản 8, Điều 3Luật Bảo vệ môi trường quy định:
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Khoản 1,2 Điều 40, Luật Bảo vệ môi trường quy định:
- Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
- Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
- a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Tình huống 34.
Chị Bùi Thị Thanh Nga, thành phố Nam Định có hỏi: Pháp luật môi trường quy định như thế nào về yêu cầu bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Khoản 3, Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
- a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
- b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
- e) Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
Tình huống 35
Anh Nguyễn Hữu Cường, huyện Nam Trực có hỏi: Tôi là chủ doanh nghiệp tôi muốn hỏi theo quy định pháp luật hiện hành về môi trường thì thời hạn của giấy phép môi trường là bao nhiêu năm?
Trả lời:
Khoản 4, Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường quy định
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
- a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- b) 07 nămđối vớicơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
- d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
Chị Trần Thị Kim Huệ, huyện Ý Yên có hỏi: Căn cứ để được cấp giấy phép môi trường là gì? Thời điểm cấp giấy phép môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 1, 2 Điều 42, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Căn cứ cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
- b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);
- c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
- d) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
đ) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- e) Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợpQuy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vàocác điểm a, b, d và đ khoản này.
- Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
- a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
- b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này. Trường hợp dự ánđầu tưxây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
- c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tưđược lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tưkhông phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
- d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụtập trung, cụm công nghiệpquy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
Tình huống 37.
Anh Nguyễn Đức Anh, huyện Hải Hậu có hỏi: Tôi muốn biết quy định của pháp luật về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường?
Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định :
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự ánđầu tư, cơ sở,khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
- a) Chủ dự ánđầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự ánđầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
- c) Trường hợp dự ánđầu tư, cơ sở,khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
- d) Trường hợp dự ánđầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
- Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thànhlập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó.
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường.
- Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trườngthuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trườngthuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở,khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Dự ánđầu tư, cơ sở,khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường có tiến hành công việc bức xạ thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Tình huống 38.
Chị Trần Thị Thu Hằng, huyện Giao Thủy có hỏi: Những trường hợp giấy phép môi trường bị thu hồi? Phí thẩm định cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 5, Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường quy định, giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- a) Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
- b) Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.
- 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo Điều 45, Luật Bảo vệ môi trường 2020, phí thẩm định cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
- Chủ dự ánđầu tư, cơ sở có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.
- Bộ trưởngBộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cơ quan nhà nước ở trung ương.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Tình huống 39.
Việc cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1,2,3,4 Điều 44, Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì việc cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường được quy định như sau:
- Giấy phép môi trường được cấp đổi trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 42 của Luật này nhưng không thay đổi các nội dung khác quy định trong giấy phép.
- Giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này theo đề nghị của chủ dự ánđầu tư, cơ sởhoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
- b) Dự ánđầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.
- Giấy phép môi trường được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- a) Giấy phép hết hạn;
- b) Dự ánđầu tư, cơ sở,khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
- Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường khi chủ dự ánđầu tư, cơ sởthực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tình huống 40.
Xin cho biết quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 47, Luật Bảo vệ môi trường quy định:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có quyền sau đây:
- a) Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường;
- b) Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường;
- c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ sau đây:
- a) Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;
- b) Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;
- c) Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
- d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
đ) Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- e) Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra;
- g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tình huống 41
Anh Nguyễn Việt Anh, huyện Giao Thủy có hỏi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường?
Trả lời:
Theo Điều 48, Luật Bảo vệ môi trường 2020, trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
- Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; chịu trách nhiệm về nội dung của giấy phép môi trường; quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi trường; đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, thu hồi giấy phép môi trường.
- Công khai trên cổng thông tin điện tử giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- 3. Tổ chứckiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung quy định trong giấy phép môi trường; hướng dẫn chủ dự án đầu tưvận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành thử nghiệm.
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về giấy phép môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường. Việc báo cáo, chia sẻ thông tin, số liệu, dữ liệu về giấy phép môi trường được thực hiện liên thông, trực tuyến trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
Tình huống 42.
Đề nghị cho biết, việc bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế được pháp luật quy định như thế nào? Trách nhiệm của ban quản lý khu kinh tế trong việc bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 50, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Khu kinh tế phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:
- a) Hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn;
- b) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa;
- c) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thảibảo đảm nước thải sau xử lýđáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với trường hợp khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung phải quan trắc tự động, liên tục theo quy định của Luật này;
- d)Diện tích cây xanhbảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.
- Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm sau đây:
- a) Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường các khu chức năng sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
- b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
- c) Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trong khu kinh tế theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- e) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
- g) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Tình huống 43.
Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung? Trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được pháp luật quy định như thế nào? Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung?
Trả lời:
Điều 51, Luật Bảo vệ môi trường quy định:
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:
- a)Hệ thống thu gom,thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- b) Công trình, thiết bị phòng ngừa,ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật;
- c) Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của Luật này;
- d)Diện tích cây xanhbảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Ban quản lý khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ caocủa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm sau đây:
- a) Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
- b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
- c) Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
- d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
- e) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- g) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầngkhu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trungcó trách nhiệm sau đây:
- a) Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
- b) Bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- c) Đầu tư hệ thống thu gom,thoátnước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
- d) Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nướcvà xử lý nước thải tập trung;
đ) Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- e) Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm;
- g) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tếcủa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
- h) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự ánđầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
- i) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
- k) Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- l) Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;
- m) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh,thành phố trực thuộc trung ươngtheo quy định của pháp luật;
- n)Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Tình huống 44.
Việc bảo vệ môi trường đối với Cụm công nghiệp được quy định như thế nào? Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Khoản 1,2 Điều 52, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Cụm công nghiệp phải có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này.
- Cụm công nghiệp đang hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- a) Hoàn thành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- b) Các trường hợp đã được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm nước thải sau xử lýđáp ứng yêu cầu về bảo vệmôi trường trước khi xả ra môi trường; có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định của pháp luật.
Khoản 1,2,3 Điều 53, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụcó trách nhiệm sau đây:
- a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom,thoát nước vàxử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thốngthu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật này;
- c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Luật này;
- d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùikhó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểmsoát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;
đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- e)Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 của Luật nàyphải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;
- g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định của Luật này.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
- a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;
- b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
- c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;
- d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;
đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tình huống 45.
Việc tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào? Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu?
Trả lời:
Điều 54, Luật Bảo vệ môi trường quy định:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuấthoặcsản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
- Tổchức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
- a)Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
- b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
- 3. Tổ chức, cá nhânquy định tại khoản 1 Điều này phảiđăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế hằng năm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Việc đóng góp, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- a) Mức đóng góptài chínhvà mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì;
- b) Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều này;
- c) Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 55, Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góptài chính đểhỗ trợ các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này, trừ sản phẩm xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; mức đóng góp tài chính được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì.
- Các hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải bao gồm:
- a) Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;
- b) Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- c) Thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.
- Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góptài chínhphải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiếtĐiều này.
Tình huống 46.
Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư được thực hiện theo nguyên tắc nào? Việc bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 57, Luật Bảo vệ môi trường quy định:
- Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư tập trung phải thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh, yêu cầu về cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy hoạch.
- Khu đô thị, khu dân cư tập trung phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
- a)Mạng lưới cấp, thoát nước, công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; trường hợpkhu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 86 của Luật này;
- b) Thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu đô thị, khu dân cư tập trung;
- c) Có diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định của pháp luật.
- Công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.
- Khu dân cư, cụm dân cư phân tán phải có địa điểm lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.
- Chủ dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung phải thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Tình huống 47.
Bảo vệ môi trường nông thôn được pháp luật quy định như thế nào? Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc bảo vệ môi trường nông thôn?
Trả lời:
Điều 58, Luật Bảo vệ môi trường quy định:
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:
- a)Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phảiphù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- b) Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường;
- c) Cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt, nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo;
- d) Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;
đ) Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá; khu vực ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:
- a) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;
- b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp huyện; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm, khu vực ô nhiễm trên địa bàn nông thôn;
- c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn;
- d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiệnnội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển nông thôn gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- e) Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn.
Tình huống 48.
Bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, gia đình và xã hội, đề nghị cho biết quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường công cộng?
Trả lời:
Điều 59, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
- Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
- a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
- b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
- d)Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, thiết bị thu gom và lưu chứa tạm thời chất thải trong quá trình thẩm định, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ.
Tình huống 49.
Chất thải là gì? Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Khoản 18, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Theo Điều 60, Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
- a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
- b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
- c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
- d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
- e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
Tình huống 50.
Chất thải nguy hại là gì? Việc khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 20, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Theo Điều 83, Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì việc khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại được quy định như sau:
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
- a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
- b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
- c)Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượngtheo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
- Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
- b)Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
- c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
- d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
- Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hạiphải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt độngtheo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
- a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng.